Trên đời hầu như không có người cha người mẹ không yêu thương con cái. Có sự yêu thương tạo thành động lực cho con nên người, nhưng cũng có sự yêu thương tạo ra những con người hư hỏng. Tại sao lại có sự khác biệt này?

*

“>

Thực tế xã hội ngày nay:

Hiện nay chúng ta có thể dễ dàng biết được thông qua các phương tiện truyền thông về những vụ án đầy thương đau liên quan đến người thân thương trong gia đình. Một đứa trẻ 13 tuổi nỡ lòng nào vung dao giết chết bà của mình để lấy tiền chơi game, con có thể chém mẹ chỉ vì mâu thuẫn nhỏ, con giết cha mẹ vì bị ngăn cản tình yêu hoặc nhẹ hơn là nhan nhản những trường hợp cha mẹ và con cái không nhìn mặt nhau. Việc đứa trẻ 10 tuổi nằm lăn lóc ăn vạ khắp nhà và buông lời lẽ xúc phạm mẹ của nó khi không được đáp ứng đòi hỏi là chuyện thường tình với xã hội hiện nay…

Đang xem: Con cái bất hiếu với cha mẹ

*

“>

Nguyên nhân đến từ đâu?

Cha mẹ và con cái có sợi dây liên kết chặt chẽ với nhau, nhất là với truyền thống người Á Đông, khi quá trọng tình nghĩa đồng thời với việc dạy con sẽ thiên hướng mềm mỏng và chiều chuộng. Các bậc cha mẹ luôn mang tâm lí bản thân đã chịu nhiều vất vả trước đây nên lúc nào cũng mong con cái được sung sướng. Đó hoàn toàn là mong muốn chính đáng và hết sức thiêng liêng. Tuy nhiên, đối với phương pháp dạy con không đòn roi, một bộ phận cha mẹ chưa áp dụng đúng cách và dẫn đến tác dụng ngược với sự kì vọng. Chúng ta phải phân biệt được thế nào là yêu thương, thế nào là bảo bọc. Tình yêu thương giúp sản sinh ra những con người thành công nhưng sự bảo bọc sẽ tạo nên con người thất bại. Đặc biệt với tình hình hiện tại, cuộc sống đã tốt hơn xưa, mọi người luôn dành những thứ mà bản thân cho là tốt đẹp cho con mình. Tôi đã chứng kiến những trường hợp như: đứa trẻ học lớp 10 vẫn được bố mẹ mớm cơm cho ăn, tốt nghiệp cấp 3 không biết lái xe đạp, thậm chí mắng chửi bố mẹ khi không được đáp ứng đòi hỏi….

Trẻ khi bước vào lứa tuổi vị thành niên sẽ có những thay đổi bất thường về tâm lí và sinh lí, nên phương pháp dạy con trong thời kì này đòi hỏi sự kiên nhẫn của cha mẹ. Rất nhiều bậc làm cha mẹ vẫn luôn xem con cái mình như đứa trẻ lên 3, cần được quan tâm bảo bọc mọi lúc mọi nơi, và những hành động thể hiện tình yêu thương với trẻ trong giai đoạn này khiến chúng cảm thấy phiền, nhất là trong gia đình có nhiều thế hệ với sự hiện diện của ông bà. Ông bà chính là bờ vai nương tựa vững chắc cho những đòi hỏi vô lí của con trẻ, ông bà lúc nào cũng thương và chiều chuộng con cháu hết mức. Tuy nhiên, đây là tình trạng đáng báo động nếu được duy trì trong thời gian dài. Sự chiều chuộng sẽ khiến người ta ỷ lại, đặc biệt với trẻ con, sự ỷ lại này dẫn đến tính cách bị động, khờ khạo của trẻ khi tiếp xúc với cuộc sống. Ngược lại, trước sự quan tâm quá mức từ người lớn, trẻ đang trong lứa tuổi dậy thì sẽ cảm thấy khó chịu vì bị làm phiền đến sự riêng tư, dần dần dẫn đến sự xa cách giữa con cái và cha mẹ nếu cha mẹ không biết cách thấu hiểu con. Tôi từng xem trên một chương trình truyền hình một thanh niên cao to đẹp trai 30 tuổi tha thiết cầu xin mẹ hãy trả tự do cho con, anh ta từ nhỏ đến lớn chưa bao giờ rời mẹ nửa bước kể cả lúc ngủ. Điều này mới nghe có lẽ ai cũng sẽ lên án người mẹ, nhưng có bao giờ chúng ta nhìn thấy hình ảnh của mình trong bà mẹ kia hay không? Trên đời này có biết bao người nhân danh tình yêu để gây đau khổ cho người khác, thậm chí làm hủy hoại cuộc đời một con người mà họ không hay. Sự yếu đuối được sinh ra khi con người nằm trong vòng tay quá an toàn, nhất là đối với một người đàn ông. Vậy đây chính là yêu con?

*

“>

Tình yêu không đến từ sự bao bọc mà đến từ giáo dục chân chính: Sự bao bọc chính là gốc rễ của đầy dẫy các tệ nạn xã hội, nhưng tình yêu kèm với nền giáo dục chân chính có thể sinh ra những con người phi thường. Khi vừa được trang bị kiến thức, vun bồi đủ nghị lực người ta sẽ bình tĩnh đối mặt với sóng gió.

Bản thân tôi cũng từng bị vướng vào vỏ bọc của gia đình quá lâu, đến lúc vùng vẫy muốn thoát ra thì không tìm được tiếng nói chung với người thân, tôi thật sự hiểu cảm giác của các bạn có tình cảnh tương tự. Tuy nhiên, khi đã được tự do tự tại thì những bước đi sau đó mới quan trọng, bạn có từng nghĩ nếu cha mẹ không còn ở bên cạnh nữa thì cuộc đời bạn sẽ đi về đâu không? Tôi đã nhiều lần đứng trước ngưỡng cửa như thế, nhưng nhờ gặp được bạn tốt, tiếp thu được nền giáo dục và tư tưởng tiến bộ cho nên trước khi bước đi, tôi đã học cách tĩnh lặng và sống độc lập 1 mình trong khoảng thời gian đủ lâu để bản thân tăng nghị lực. Và kết quả từ sau khi thoát khỏi vỏ bọc gia đình, cha mẹ ngày càng tin tưởng tôi, họ cũng không còn tâm tư can thiệp vào đời sống cá nhân của tôi, thay vào đó bằng sự chia sẻ. Đó là điều làm tôi thấy tự hào về bản thân!

Làm sao để con cái ngoan ngoãn, hiếu thuận: Đây có lẽ là câu hỏi rất nhiều người đặt ra nhất lúc này!

Tôi chưa từng làm cha mẹ nên có lẽ nhiều điều bản thân chưa thể lãnh hội, tuy nhiên đối với một người làm công tác giáo dục thế hệ trẻ thì muốn các em ngoan ngoãn không chi bằng giáo dục gia đình, trong đó người lớn là những tấm gương sáng để các em noi theo.

Bản thân phụ huynh trước hết nên trao dồi 3 gốc rễ: Đạo đức, trí tuệ và nghị lực. Chúng ta có được điều đó thì con cái sẽ tự khắc noi theo. Trong khi cha mẹ không cần đao to búa lớn, làm những điều nặng về hình thức, có thể vô tình hay cố ý tạo ra những tình huống bất ngờ trong cuộc sống để các em xử lí ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta tôn trọng sự tự do và khác biệt của mỗi cá thể. Mặc dù con không xuất sắc, không xinh đẹp nhưng cha mẹ luôn tự hào về con bởi vì những cá tính khác biệt của con, việc của chúng ta là tìm ra và nuôi dưỡng những phẩm chất và tài năng ấy.

Xem thêm: Thông Tin Tuyển Sinh Trường Đại Học Hoa Sen Xét Học Bạ 2020, Điểm Chuẩn Đại Học Hoa Sen Năm 2021

Phương pháp dạy con không đòn roi được áp dụng rất nhiều, nhưng cần phân biệt giữa phương pháp dạy con và nuông chiều con. Chúng ta có thể lắng nghe tâm tư nguyện vọng của trẻ, rồi nhẹ nhàng gỡ rối giúp con, cho con tự nhận ra cốt lõi những điều chúng đang nghĩ và làm. Điều này cần sự kiên nhẫn và thời gian lâu dài.

Trước lỗi sai của con đừng đổ lỗi bên ngoài mà giúp con nhận thức cho dù bất cứ điều gì xảy ra thì bản thân ta cũng đều có trách nhiệm. Điều này cần tập ngay từ nhỏ, bởi vì khi các con vấp té thì ông bà cha mẹ thường đánh lấy nền đất vì làm con ngã, thay vào đó tại sao không làm ngược lại, là do con không cẩn thận ngã xuống làm nền nhà bị đau! Trẻ em là tờ giấy trắng, chúng dễ dàng tiếp nhận những điều mới mẻ khi còn rất nhỏ.

Đừng xem các em là những ông hoàng bà chúa, cha mẹ nào cũng dành tình yêu thương tuyệt đối cho con cái nhưng nếu yêu không đúng cách sẽ làm hại các em, biến các em thành những “con gà công nghiệp”. Trong bữa ăn hãy để các em được ngồi chung mâm với cả nhà, để con cháu thể hiện tấm lòng hiếu thảo bằng cách hướng dẫn các em mời mọi người dùng cơm, gắp những thức ăn ngon mời ông bà cha mẹ. Xin cha mẹ đừng làm điều ngược lại.

Để trẻ tự lập với những gì chúng muốn trong khuôn khổ.

Xem thêm:

Mỗi ngày luôn cố gắng làm nhiều việc tốt, đây gọi là tích lấy âm đức cho con cháu. Điều này thuộc về tâm linh nhưng cực kì quan trọng.

Cuộc sống này có rất nhiều thứ cần lưu tâm và giáo dục con cái là một trong những nhiệm vụ trọng tâm ấy. Dạy con theo phương pháp tiến bộ, giúp con trưởng thành mà đỡ nhọc công cha mẹ. Thật sự hiện tại không hiếm các phương pháp giáo dục trẻ tự lập, thông minh, ngoan ngoãn khi các nước khác đã áp dụng từ rất lâu, thì với truyền thống của dân tộc Á Đông, chúng ta vẫn còn giữ tư tưởng lạc hậu thì khó có thể giúp con trẻ thành người. Trong mỗi hoàn cảnh khác nhau, nếu không linh hoạt thì khó đạt kết quả, khi so sánh trẻ em bây giờ với thế hệ xưa là một cách tư duy phiến diện. Gửi sự kì vọng tha thiết đến thế hệ trẻ đầy triển vọng của đất nước!

Related Post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *