Đại học là cánh cổng mơ ước của hầu hết các em học sinh chuẩn bị tốt nghiệp bậc trung học phổ thông. Đó là những chủ nhân tương lai sẽ góp phần xấy dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. Chính vì thế, giáo dục đại học được nhà nước vô cùng quan tâm. Vậy cùng xem giáo dục đại học là gì và nó có những đặc trưng gì.

Đang xem: Giáo dục đại học ở việt nam

1. Giáo dục đại học là gì?

*

Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về cụm từ “giáo dục đại học” và ở Việt Nam vẫn chưa có định nghĩa chính thức. Khái niệm giáo dục đại học hiểu nôm na là một hình thức đào tạo cao cấp, trung cấp tri thức cho người học. Giáo dục đại học xuất hiện ở các trường đại học, các học viện, nó bao gồm ba bậc là cao đẳng, đại học và sau đại học.

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay, giáo dục đại học ngày càng được quan tâm và củng cố. Đội ngũ chuyên viên, giảng viên có trình độ cao luôn được trau dồi kỹ năng để đào tạo ra tầng lớp tri thức trẻ có chất lượng.

Tìm kiếm việc làm Giáo Dục – Đào Tạo

2. Vai trò của giáo dục đại học

*

Khi đã trả lời được câu hỏi giáo dục đại học là gì thì chúng ta cũng sẽ hiểu được phần nào vai trò của nó. Nhưng trước hết, ta phải hiểu được vai trò của giáo dục trong đời sống xã hội.

Từ xưa giáo dục đã luôn được coi trọng, nhất là ở Việt Nam, giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu được nhà nước quan tâm. Muốn phát triển kinh tế mạnh thì trước hết người dân phải có tri thức. Giáo dục không chỉ là một nhân tố quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế mà còn giúp cho chính trị xã hội của mỗi quốc gia được ổn định, nâng cao chỉ số phát triển con người.

Sự thay đổi lớn trong xã hội đòi hỏi mỗi cá nhân phải có kiến thức chuyên sâu hơn để thích ứng với nhiều ngành nghề. Để đạt được điều đó, con người chỉ có thể thông qua giáo dục và học tập.

Từ vai trò giáo dục, ta có thể hiểu giáo dục đại học là một quá trình đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng. Giáo dục đại học được coi như một hệ thống nuôi dưỡng những nhà khoa học, nhà nghiên cứu tương lai. Bên cạnh lực lượng lao động, lực lượng tri thức chính là nhân tố để thúc đẩy sự phát triển về khoa học công nghệ và sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.

Tìm việc làm nhanh

3. Thực trạng giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay

Giáo dục ở Việt Nam hiện nay đang không ngừng thay đổi và có những chuyển biến hiệu quả. Đặc biệt trong thời kỳ hội nhập quốc tế, Việt Nam đang không ngừng phát triển để có thể sánh vai với các cường quốc năm châu thì giáo dục đại học lại càng được quan tâm. Chính vì thế nền giáo dục đã đạt được nhiều điểm sáng tuy nhiên vẫn còn tồn tại những điểm chưa tốt.

*

3.1. Thành tựu

Chúng ta có thể thấy rõ những thành tựu đáng ghi nhận mà nền giáo dục đại học ở Việt Nam mang lại. Hiện nay, số lượng các trường đại học và học viện tương đối nhiều. Theo thống kê, mỗi năm có hàng triệu nhân lực với trình độ đại học, cao đẳng được đào tạo ra cùng với đó là hàng vạn tiến sĩ, thạc sĩ các ngành. Hiện nay ở nước ta, các trường đại học đã xuất hiện ở rất nhiều nơi đồng nghĩa với việc chất lượng giáo dục đại học đã được nhân rộng trên phạm vi cả nước.

Chương trình đào tạo của các trường không ngừng được đổi mới theo sự phát triển của xã hội. Cơ sở vật chất kỹ thuật của các trường được chú trọng đầu tư. Trình độ năng lực của sinh viên từ đó mà cũng được cải thiện rất nhiều. Đã có rất nhiều nghiên cứu của sinh viên gây được tiếng vang lớn không chỉ trong nước mà còn trong khu vực. Chất lượng đầu ra của sinh viên các trường ngày càng cao.

Các trường đại học của Việt Nam cũng thu hút được một số lượng lớn sinh viên của các nước khác đến học tập và rèn luyện. Đây là một điểm rất đáng tự hào của nền giáo dục đại học Việt Nam thời kì này.

Mẫu CV xin việc

3.2. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu trên vẫn còn những hạn chế trong quá trình đào tạo. Cách thức tổ chức chương trình đào tạo của các trường còn nhiều bất cập, vẫn bị nặng lý thuyết mà chưa chú trọng nhiều đến thực hành. Tuy thời gian đào tạo của nền giáo dục đại học ở nước ta là khá dài từ 3 đến 5 năm nhưng dành quá nhiều thời gian để học môn đại cương (khoảng 1 năm hoặc 1 năm rưỡi).

Chất lượng sinh viên đầu ra không đáp ứng được những công việc thực tế. Nhu cầu việc làm trên thị trường hiện nay rất lớn tuy nhiên tỉ lệ sinh viên vẫn thất nghiệp vẫn còn cao do không có kỹ năng thực tế. Chương trình đào tạo của một số trường tuy có được đổi mới nhưng hiệu quả không rõ rệt thậm chí là còn bị giảm sút, chưa bám sát vào sự thay đổi của xã hội.

Thêm nữa đó là cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề của nước ta chưa có được sự cân đối. Trình độ giáo dục ở thành phố và nông thôn vẫn cách quá xa làm cho chất lượng sinh viên không đồng đều. Các khu công nghiệp, công ty, doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở những thành phố lớn với đòi hỏi cao, nguồn nhân lực ở những vùng nông thôn không thể đáp ứng được. Từ đó dẫn đến tình trạng thất nghiệp vẫn còn gia tăng.

4. Các mô hình của giáo dục đại học ở Việt Nam

Giáo dục đại học được chia thành các mô hình khác nhau phù hợp với đặc thù của từng ngành đào tạo trong các trường. Mỗi mô hình có những đặc điểm riêng biệt với chương trình học tập khác nhau.

Xem thêm:

Ở Việt Nam hiện nay có những mô hình sau: Trường đại học, viện đại học, đại học, học viện, nhạc viện, trường cao đẳng. Với sự đa dạng này, người học có thể tự do lựa chọn cho mình một mô hình phù hợp khả năng và sở thích cũng như định hướng nghề nghiệp tương lai.

5. Đặc điểm giáo dục đại học ở Việt Nam

5.1. Cấu trúc

Như chúng ta đã biết, hệ thống giáo dục của Việt Nam đào tạo theo các cấp từ thấp tới cao. Hệ thống giáo dục bao gồm 8 cấp từ bậc mầm non đến bậc đại học và sau đại học là tiến sĩ.

Trong hệ thống đào tạo của bậc giáo dục đại học được chia theo hai hướng chính đó là nghiên cứu và ứng dụng. Trên thực tế, tỉ lệ sinh viên đi theo hướng ứng dụng lớn hơn là nghiên cứu.

*

5.2. Nội dung

Chương trình đào tạo giáo dục đại học gồm những nội dung chính sau đây:

– Mục tiêu chính của giáo dục đại học là đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế. Đội ngũ này có trình độ chuyên môn và kỹ năng đáp ứng được nhu cầu thị trường.

– Chương trình đào tạo tổng quát, đào tạo lý thuyết rồi trên nền tảng lý thuyết ứng dụng vào thực hành.

– Cơ sở vật chất – kỹ thuật của từng cơ sở đào tạo có những đặc điểm riêng phù hợp cho ngành học của trường đó. Cơ cấu tổ chức của các trường cũng khác nhau, các bộ phận với những chức năng và nhiệm vụ khác nhau phục vụ cho công tác đào tạo.

– Hoạt động học thuật hiện nay cũng khá phổ biến trong sinh viên. Nếu như trước đây, học thuật là hoạt động của đội ngũ giảng viên thì nay các trường đã cho sinh viên được tham gia nghiên cứu các đề tài và chủ đề.

6. Đổi mới giáo dục đại học ở nước ta hiện nay

*

Giáo dục và kinh tế đang ngày càng trở nên khăng khít và có mối quan hệ biện chứng với nhau. Giáo dục phát triển theo hướng tích cực thì kinh tế cũng từ đó mà đi lên và ngược lại. Chính vì thế, khi kinh tế đất nước đang không ngừng đổi mới và hội nhập với quốc tế thì giáo dục cũng cần phải có những thay đổi. Tuy nhiên, thay đổi không có nghĩa là bỏ hết cái cũ để theo cái mới, giáo dục của nước ta cần phải hòa nhập nhưng không được hòa tan. Nền giáo dục Việt Nam vẫn phải giữ được những nét đặc trưng đồng thời tiếp thu những cái mới hơn, tốt hơn của các nền giáo dục nước bạn.

Nền giáo dục Việt Nam đã xuất hiện cách đây hơn nghìn năm, trải qua các thời kì cùng sự lịch sử. Mỗi giai đoạn, nền giáo dục lại có những đặc điểm riêng mà chỉ giai đoạn đó mới có, thành tựu cũng nhiều. Nhưng đó là trong lịch sử, ngày nay nền giáo dục nước ta ngày càng lộ ra những điểm chưa được tốt. Nhất là với giáo dục đại học.

Mục đích của giáo dục đại học là đào tạo nhân tài, vậy nên việc đầu tiên cần làm để đổi mới nó là phải có triết lý giáo dục phù hợp với thời kì xã hội hiện nay. Từng trường phải có triết lý giáo dục của riêng mình nhưng cũng phải hòa nhập được với mục đích và dòng chảy chung của giáo dục quốc tế.

Hai là, các cơ sở đào tạo cần có sự thay đổi trong tổ chức giáo dục. Cụ thể là cần có sự thay đổi mạnh mẽ trong hoạt động tuyển sinh, cho phép các cơ sở tự có cách lựa chọn chất lượng sinh viên đầu vào của mình, có cách đào tạo riêng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng đầu ra.

Mỗi cơ sở đào tạo cần đổi mới nội dung đào tạo và thiết lập những phương pháp giảng dạy mới phù hợp hơn. Giảm thiểu những môn học không cần thiết, giảm thiểu giờ học môn đại cương để tập trung vào thực hành. Nội dung đào tạo phải khớp với yêu cầu thực tiễn. Quá trình kiểm tra, đánh phải tiến hành nghiêm chỉnh, khách quan để tìm được kết quả đúng nhất với năng lực của từng sinh viên.

Vấn đề cần thay đổi thứ tư là họa động quản lý của nhà nước với các cơ sở giáo dục đại học. Nhà nước tập trung xác định tầm nhìn và chiến lược cho nền giáo dục, có chiến lược đảm bảo chất lượng tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục quản lý có hiệu quả. Nhà nước phải đảm bảo sự công bằng trong giáo dục, loại bỏ các tình trạng chạy theo bệnh thành tích trong thi cử, tình trạng sinh viên học hộ, thi hộ tràn lan hiện nay.

Cuối cùng nhưng cũng vô cùng quan trọng đó là các cơ sở giáo dục nên mở rộng và gia tăng các hoạt động nghiên cứu. Cần phải động viên, khích lệ quá trình nghiên cứu và tham gia vào các cuộc thi cấp quốc tế để tạo động lực cho các nhà khoa học tạo tiền đề cho nền giáo dục đại học Việt Nam hội nhập với giáo dục quốc tế.

Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi“Giáo dục đại học là gì?” đã được chúng tôi giải đáp. Với những thông tin đề cập trong bài, các bạn sẽ có cái nhìn rõ nét nhất về giáo dục đại học nói chung cũng như giáo dục đại học ở Việt Nam nói riêng. Từ đó, mỗi chúng ta hãy đóng góp sức lực, tri thức dù là một phần nhỏ bé để giúp cho nền giáo dục nước nhà ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.

Xem thêm:

Ngoài ra, bạn đọc có thể tìm kiếm cơ hội việc làm tại banvethicong.com.vn, rất nhiều vị trí liên quan đến giao dục đào tạo đang chwof đợi ứng viên như việc làm quản lý giáo dục, việc làm giáo viên mầm non… thông tin chi tiết có tại website.

Related Post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *