Trong chương trình Khách mời Văn nghệ sỹ do Đài PT&TH Hưng Yên tổ chức sáng 21/8, khách mời đặc biệt là NSND Thu Hiền thổ lộ bà từng sống, học tập ở Hưng Yên 1 năm và có mối tình chớm nở đầu đời với 1 chàng trai quê Tiên Lữ.

NSND Thu Hiền, người nổi tiếng với những ca khúc cách mạng, trữ tình và mang âm hưởng dân ca, cho biết 15 tuổi bà đã bước vào chiến trường để mang giọng hát phục vụ quân và dân ta quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ.Bạn đang xem: Nsnd thu hiền và chồng

*

NSND Thu Hiền trong chương trình Khách mời Văn nghệ sỹ do Đài PT&TH Hưng Yên tổ chức sản xuất

Để chuẩn bị vào chiến trường, cô bé Hiền lúc đó đã có 1 năm sống và học tập tại thôn Đoan Khê, xã Trung Kiên (nay là xã Lạc Đạo) huyện Văn Lâm. Ở đó cô được học triết học, mỹ học, nghệ thuật để chuẩn bị bước vào chiến trường. Và ở đó cô bé 15 tuổi cũng biết cấy biết gặt nhờ chị chủ nhà.

Đang xem: Gia đình nghệ sĩ nhân dân thu hiền

Kết thúc thời gian học tập, lên Hà Nội nhận quân tư trang, cô bé Hiền vô tình gặp 1 anh bộ đội tên Đài quê ở Tiên Lữ, Hưng Yên. Hai người có cảm tình với nhau nhưng chưa kịp thổ lộ tâm tình, mới chỉ kịp nắm tay nhau 1 lần thì phải vào chiến trường.

*

Dẫn chương trình là nhà báo Công Đán, Chủ tịch Hội nhà báo tỉnh, Giám đốc Đài PT&TH Hưng Yên

Từ đó, hình ảnh anh lính thông tin tên Đài quê ở Tiên Lữ đã theo Thu Hiền suốt các cuộc hành quân, biểu diễn trên khắp các chiến trường. “Đi đến binh trạm nào cũng hỏi, các chú các anh quê ở đâu? Có biết anh Đài ở Hưng Yên không? Tôi cứ nghĩ đơn giản ở Hưng Yên ai cũng biết nhau”, NSND Thu Hiền cười kể lại.NSND Thu Hiền cũng cho biết thêm, lần này từ thành phố Hồ Chí Minh về với Hưng Yên bà đã mất ngủ 1 tuần. Không chỉ về theo lời mời của Đài PT&TH Hưng Yên để phục vụ khán giả, phục vụ nhân dân Hưng Yên, qua đây, nghệ sỹ còn muốn qua đây tìm lại anh bộ đội tên Đài quê ở Tiên Lữ.

*

Rất đông khán giả các thế hệ đến giao lưu với NSND Thu Hiền

“Nếu anh ấy đã mất thì tôi muốn thắp cho anh ấy một nén hương. Nếu như anh ấy còn sống thì Thu Hiền sẽ chủ động về nắm tay anh ấy chứ không để anh ấy nắm tay nữa”, NSND Thu Hiền xúc động bày tỏ. Nghệ sỹ cũng cho biết vẫn về Văn Lâm thăm gia đình mình ở hồi 15 tuổi.Tại buổi giao lưu, NSND Thu Hiền còn kể lại nhiều kỷ niệm trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật của mình, từ chuyện hát binh vận qua Thành cổ Quảng Trị, chuyện được bộ đội công kênh khi giải phóng Huế, chuyện được nhạc sỹ Nguyễn Văn Tí chọn hát bài “Khúc tâm tình của người Hà Tĩnh” hay việc chỉ đạo nghệ thuật ở Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, việc huấn luyện các ca sỹ Sao Mai, v.v… Đến nay bà đã có 50 năm ca hát với trên 500 bài hát được thu thanh và ra hơn 30 album.

*

Thể hiện 2 ca khúc về Huế, Thu Hiền mặc trang phục áo dài tím và vấn khăn Huế kiểu cổ

Có thể nói NSND Thu Hiền là một biểu tượng vàng của dòng nhạc trữ tình cách mạng với những ca khúc đi vào tâm thức của nhiều thế hệ người Việt Nam như Câu hò bên bờ Hiền Lương (Hoàng Hiệp – thơ Đằng Giao), Một khúc tâm tình người Hà Tĩnh (Nguyễn Văn Tý), Quảng Bình quê ta ơi (Hoàng Vân), v.v….Bà cũng là người thể hiện rất thành công những ca khúc trữ tình mang âm hưởng dân ca cả 3 miền như Tình thắm duyên quê, Dáng đứng Bến Tre, Hoa cau vườn trầu, Người ở đừng về, Chân quê, v.v…

“Thu Hiền chỉ đi theo 1 dòng nhạc là dòng nhạc nguồn cội, mang màu sắc dân ca của tất cả các miền”, NSND Thu Hiền chia sẻ.

Xem thêm:

Tại buổi giao lưu, NSND Thu Hiền đã thể hiện hơn 10 ca khúc nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của bà như Lời người ra đi, Quảng Bình quê ta ơi, Tình cây và đất, Dáng đứng Bến Tre, Bài ca Thống Nhất, v.v…

Bà sinh năm 1952 tại Đông Hưng, Thái Bình, quê quán Đào Xá, Thanh Thủy, Phú Thọ.

Năm 1967 đến 1968, Thu Hiền cùng đoàn quân khu Tây Bắc vào biểu diễn phục vụ động viên tinh thần chiến đấu chống Mỹ của quân và dân tuyến lửa miền Trung.

Năm 1971, bà về Đoàn Ca nhạc Dân tộc Trung ương.

Năm 1972, bà cùng đoàn văn công Tây Nguyên vào giải phóng Quảng Trị. Thu Hiền là người được tham dự cuộc trao trả tù binh.

Xem thêm: Các Ngành Trong Đại Học Bách Khoa Hà Nội, Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Năm 1975, Thu Hiền cùng Đoàn ca nhạc dân tộc Trung ương vào giải phóng thành phố Huế.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *