Các cặp bố mẹ trẻ nào lần đầu tiên có con chắc hẳn cũng đều rất phấn khích với những cú “đạp” của bé. Vì đó không chỉ là một vận động thông thường, một sự báo hiệu của sự sống, mà còn là thông điệp, một cách thức giao tiếp con trẻ muốn gửi tới bố mẹ chúng. Và còn rất nhiều nữa, những bí mật về lý do bé hay “đạp” mẹ vào buổi tối. Hãy cùng khám phá ngay sau đây nhé!

Khi nào mẹ cảm nhận được thai nhi “đạp”?
Hoạt động của thai nhi bắt đầu xuất hiện khoảng cuối tuần thứ 8, nhưng chỉ là động tác nhỏ, mẹ chưa cảm giác được.
Đang xem: Em bé đạp nhiều trong bụng mẹ
Hầu hết các mẹ bầu có thể cảm nhận sự chuyển động của thai nhi trong bụng từ tuần thứ 20-22 trở đi. Đặc biệt, đối với những thai phụ nhạy cảm hoặc đã từng mang thai thì có thể cảm nhận được trẻ “đạp” ngay từ khi thai được 16 tuần.
Những chuyển động thường xuyên, có quy luật, có nhịp điệu của thai nhi trong bụng chính là một dấu hiệu báo cho mẹ biết rằng trẻ đang khỏe mạnh và phát triển tốt. Mẹ nên tìm hiểu các chỉ số thai nhi trong suốt thai kỳ để an tâm hơn mẹ nhé.
Thai nhi “đạp” như thế nào?
Với mỗi trẻ sơ sinh khác nhau sẽ có những hoạt động và tần suất hoạt động khác nhau.
Vào giai đoạn mẹ bắt đầu cảm nhận được thai máy, thai nhi thường có tư thế đầu ở dưới rốn, chân hướng lên trên. Vì thế, mẹ thường cảm nhận được trẻ chuyển động ở phía trên và phần giữa bụng nhiều hơn là phía dưới bụng.
Mới đầu, có thể mẹ sẽ chỉ cảm thấy có một chút rung động, cảm giác vung vẩy, cuộn tròn, lăn tăn hoặc một cú đá nhỏ. Dần dần, khi em bé của bạn trở nên lớn và khỏe hơn, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được những cú “đạp”, đấm, xoay, vặn, bàn chân hay khuỷu tay của trẻ. Thậm chí, thai nhi có thể đá vào vùng xương sườn và làm bạn khá đau và giật mình.
Thai nhi thường ngủ nhiều lần trong một ngày và những lúc này thì trẻ sẽ im lặng. Tuy nhiên, vào buổi tối thì đa số các trẻ thường thích hoạt động bằng cách “đạp” vào bụng mẹ. Ngoài ra, có một số trẻ lại thích vận động vào buổi sáng sớm.
Xem thêm: Xem Điểm Chuẩn Học Viện Hậu Cần 2020, Điểm Chuẩn Học Viện Hậu Cần
Nếu mẹ bầu nằm nghỉ ngơi ở tư thế nghiêng sang một bên, bạn sẽ cảm nhận rõ hơn từng cử động của thai nhi so với tư thế nằm ngửa, đứng, đi bộ hay làm việc.
Những lý do khiến trẻ hay đạp liên tục vào mẹ
Trẻ có khả năng đáp trả lại các kích thích từ bên ngoài
Thai nhi đá để phản ứng lại sự thay đổi của môi trường xung quanh. Với bất kì hoạt động hay tiếng động nào từ môi trường bên ngoài, cũng đều có thể làm trẻ “đạp” mẹ. Đây chính là một cách thức giao tiếp của trẻ, phản ứng với thế giới bên ngoài.
Phản ứng với âm thanh
Ở tuần thứ 20, thai nhi đã có thể nghe thấy và phản ứng lại với âm thanh. Khi có tiếng động nào xảy ra, mà mẹ cảm nhận được trẻ đạp thì đó là sự phát triển hoàn toàn bình thường của bé.
Phản ứng với thực phẩm
Thông qua nước ối, những hương vị thức ăn mà mẹ ăn vào cũng sẽ được truyền đến thai nhi. Điều này, khiến trẻ cũng cảm nhận được hương vị món ăn. Việc đạp bụng mẹ là sự thể hiện thái độ thích thú hoặc không thích thú của trẻ về mùi hương đó.
Trẻ đạp mạnh và liên tục do không gian chật chội
Ban đầu, các chuyển động của trẻ chỉ dừng lại ở những cú nháy rất khẽ, nhưng khi thai ngày càng lớn dần, trẻ sẽ “đạp” mạnh hơn với tần suất cao hơn. Một phần cũng do khi thai lớn, không gian trở nên chật hẹp và trẻ cảm thấy khó chịu, muốn duỗi chân và “đạp” mẹ nhiều hơn.